Viêm xoang cấp mủ là hiện tượng tương đối nguy hiểm vì đây chính là dấu hiệu cảnh báo cho thấy bệnh viêm xoang cấp đang diễn biến theo chiều hướng xấu và khả năng người bệnh gặp biến chứng là vô cùng cao.
Viêm xoang mủ là gì?
Viêm xoang mũi có mủ, có mùi hôi cảnh báo bạn đang có nguy cơ chuyển sang viêm xoang mãn tính. Người mắc bệnh sẽ gặp hiện tượng chảy dịch mủ hôi, trong một thời gian dài, dai dẳng và gây ra nhiều phiền toái trong công việc, cuộc sống.
Triệu chứng của viêm xoang mủ
Các triệu chứng thường gặp trong bệnh viêm xoang cấp mủ như sau:
- Đau: Là triệu chứng cơ năng mà người bệnh tự cảm nhận thấy được. Đau xuất phát từ việc tổn thương niêm mạc lót xoang gây ra. Đau xảy ra tại xoang, có thể lan lên đỉnh đầu hoặc vùng chẩm.
- Chảy nước mũi: Thông thường nước mũi sẽ chảy ra ngoài nhưng có trường hợp nó chảy ngược vào trong xuống họng gây ra nhiều biến chứng.
- Ngạt mũi: Triệu chứng luôn xuất hiện trong các bệnh về mũi xoang do sưng nề các tổ chức cấu tạo của mũi gây ra. Ngạt mũi quá nhiều có thể gây mất khứu giác.
- Sốt: Bệnh thường gây sốt cao do nhiễm khuẩn, đây là triệu chứng đường toàn thân thường gặp trong bệnh.
- Ho: Biểu hiện này báo hiệu có thể bệnh đã gây bội nhiễm xuống vùng hầu họng, lúc này bệnh sẽ khó điều trị hơn.
- Các triệu chứng thực thể: Soi mũi họng phát hiện dịch đọng tại các hốc mũi, sưng, đỏ vùng họng. Xét nghiệm công thức máu trong viêm xoang cấp mủ thấy bạch cầu tăng cao.

Nguyên nhân gây viêm xoang mủ
Mặc dù nguyên nhân chính là do vi khuẩn nhưng đồng thời, mủ cũng chỉ là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng tại xoang trong thời điểm nhất thời. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, bao gồm:
- Hít thở và tiếp xúc thường xuyên với môi trường ô nhiễm như: khói bụi, chất độc hại, chất hóa học,…
- Do bị viêm xoang cấp tính nhưng người bệnh chủ quan, lơ là trong việc điều trị khiến bệnh tiến triển nặng.
- Do nhiễm trùng hoặc vỡ các khối u, polyp nhỏ trong mũi khi không được phẫu thuật.
- Do người bệnh bị nhiễm VA (nhiễm trùng tai) không được nạo diệt khuẩn lây lan đến xoang.
- Do phản ứng dị ứng thái quá với thời tiết, lông chó mèo, phấn hoa,…
- Yếu tố viêm nhiễm: Các vi khuẩn tấn công hệ mũi xoang gây mủ thường gặp nhất là phế cầu, tụ cầu, liên cầu. Ngoài ra, viêm xoang cấp mủ còn có nguyên nhân từ vi khuẩn yếm khí hay trực khuẩn E.coli.
- Yếu tố toàn thân: Những tác nhân gây ảnh hưởng đến hệ mũi xoang theo đường toàn thân thường gặp nhất là cơ thể bị kích ứng khi dùng rượu bia, thuốc lá, suy nhược cơ thể, thay đổi nội tiết, giảm sức đề kháng, hay khí hậu nóng ẩm, môi trường khói bụi tác động đến chúng ta… Ngoài ra, các bệnh lý toàn thân cũng là tác nhân gây viêm xoang cấp mủ như lao, HIV, tiểu đường,…
- Yếu tố tại chỗ: Các bệnh nền tại chỗ cũng là nguyên nhân gây viêm xoang cấp mủ đặc biệt là viêm mũi dị ứng.
- Các nguyên nhân khác như vệ sinh mũi xoang bẩn hay để quá nhiều nước tràn vào mũi trong 1 khoảng thời gian dài cũng có thể gây bệnh.
Triệu chứng của viêm xoang mủ
Các triệu chứng thường gặp trong bệnh viêm xoang cấp mủ như sau:
- Đau: Là triệu chứng cơ năng mà người bệnh tự cảm nhận thấy được. Đau xuất phát từ việc tổn thương niêm mạc lót xoang gây ra. Đau xảy ra tại xoang, có thể lan lên đỉnh đầu hoặc vùng chẩm.
- Chảy nước mũi: Thông thường nước mũi sẽ chảy ra ngoài nhưng có trường hợp nó chảy ngược vào trong xuống họng gây ra nhiều biến chứng.
- Ngạt mũi: Triệu chứng luôn xuất hiện trong các bệnh về mũi xoang do sưng nề các tổ chức cấu tạo của mũi gây ra. Ngạt mũi quá nhiều có thể gây mất khứu giác.
- Sốt: Bệnh thường gây sốt cao do nhiễm khuẩn, đây là triệu chứng đường toàn thân thường gặp trong bệnh.
- Các triệu chứng thực thể: Soi mũi họng phát hiện dịch đọng tại các hốc mũi, sưng, đỏ vùng họng. Xét nghiệm công thức máu trong viêm xoang cấp mủ thấy bạch cầu tăng cao.
- Ho: Biểu hiện này báo hiệu có thể bệnh đã gây bội nhiễm xuống vùng hầu họng, lúc này bệnh sẽ khó điều trị hơn.
Biến chứng của viêm xoang mủ
Viêm xoang cấp mủ có thể gây ra 1 số biến chứng sau:
- Biến chứng tai: Mủ, thủng màng nhĩ, sưng tấy là những biến chứng ở tai mà người bệnh có thể gặp khi bị bệnh. Tai là bộ phận thông với mũi xoang chính vì thế, dịch mủ rất dễ chảy xuống tai và gây ra viêm nhiễm tại đây. Các biến chứng trên đều gây ảnh hưởng đến thính lực của người bệnh.
- Biến chứng họng: Tai, mũi, họng là 3 cơ quan có quan hệ và thông với nhau qua các ống dẫn. Dịch mủ xoang chứa nhiều vi khuẩn có thể chảy xuống họng gây ra viêm, sưng Amidan,… Không chỉ viêm ở họng, người bệnh rất dễ bị viêm phổi, đây là biến chứng nặng và khó điều trị hơn.
- Biến chứng ở mắt: Mắt là cơ quan gần các xoang trán, sàng, bướm. Mủ xoang khi bị vỡ dễ xâm nhập đến đây gây ra nhiều ảnh hưởng về thị lực.
- Viêm màng não: Dịch mủ xoang chứa nhiều vi khuẩn có thể dẫn đến viêm màng não. Nhóm xoang sau nằm sâu trong não bộ, khi viêm mủ, vi khuẩn rất dễ tấn công đến vùng não, màng não gây bệnh.
Cách điều trị viêm xoang mủ
Điều trị bằng thuốc
- Kháng sinh: Dùng điều trị nội khoa viêm xoang cấp.
- Thuốc co mạch tại chỗ và co mạch toàn thân có lợi và tạo thuận lợi cho sự oxy hóa và dẫn lưu mủ trong xoang bằng cách giảm phù nề niêm mạc lỗ thông khe.
- Thuốc chống dị ứng nên dùng ở bệnh nhân mà dị ứng được xem như là yếu tố thuận lợi cho viêm xoang.
- Thuốc giảm đau để kiểm soát đau.
- Thuốc tan đàm có lợi ở vài bệnh nhân khi chất xuất tiết dầy.
- Corticosteroid: dạng xịt mũi làm giảm hiện tượng viêm, thường dùng trong xử lý polyp mũi.
Các phương pháp điều trị không dùng thuốc
- Khí dung.
- Làm ẩm môi trường.
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
Điều trị tại nhà
Rửa mũi bằng nước muối
Nước muối không chỉ giúp sạch mũi mà còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Ngoài ra thì muối cũng có khả năng làm loãng dịch mủ ở trong mũi, giúp đẩy dịch ra ngoài dễ hơn. Bạn có thể tự pha nước muối hoặc mua nước muối sinh lý để dùng.
Dùng tinh dầu để xông hơi
Hơi nước ấm có tác dụng làm dịu niêm mạc mũi và đánh tan dịch mũi đồng thời giúp ngừa viêm, khai thông đường thở đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Chú ý nhiệt độ nước và khoảng cách giữa mặt với nước để không gây kích ứng cho da.
Massage ở khu vực xung quanh cánh mũi
Việc massage không chỉ có tác dụng lưu thông khí huyết mà còn góp phần làm mềm dịch mủ ở trong mũi xoang. Nếu có triệu chứng đau đầu thì bạn có thể kết hợp massage để vùng đầu thoải mái hơn.

Cách phòng ngừa viêm xoang mủ
Không thể không thống kê đến các phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả cũng như khi điều trị thuốc cần kết hợp với những biện pháp sau đây:
- Cung cấp cho cơ thể đủ dưỡng chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết để tăng sức đề kháng, giúp cho việc điều trị cũng như phòng tránh bệnh tái phát tốt hơn.
- Trời lạnh, hay giao mùa, chuyển mùa cần phải giữ ấm cho cơ thể, tránh nhiễm lạnh và hít phải khí lạnh, chảy nước mũi, cảm lạnh.
- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh vi khuẩn ẩm mốc cũng như vi trùng ẩm mốc cũng như vi trùng khói bụi ẩm thấp.
- Khi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang tránh khói bụi.
- Sinh hoạt cần chú ý tránh làm việc quá sức, nghỉ ngơi hợp lý.
- Thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng.
- Loại bỏ sự dụng những chất kích thích. gây nghiện có hại cho sức khỏe.
Vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý khi tiếp xúc nơi công cộng hoặc môi trường ô nhiễm.
Bệnh viêm xoang mủ, việc phát hiện và điều trị kịp thời rất quan trọng trong hiểu quả điều trị. Khi được điều trị sớm, hiệu quả đạt được càng cao. Nếu bệnh không khỏi hoặc kéo dài không thuyên giảm, hãy nhanh chóng thăm khám tại bệnh viện để được điều trị kịp thời.