Viêm xoang là bệnh lý phổ biến thường gặp nhiều ở thời gian giao mùa. Bệnh gây đau nhức, khó chịu cho ngươi bệnh. Cần nắm được các dấu hiệu điển hình của bệnh để sớm phát hiện, chẩn đoán chính xác bệnh và có phương án điều trị kịp thời.
Viêm xoang là bệnh gì?
Viêm xoang là những hốc rỗng, chứa đầy không khí, nằm phía sau xương gò má và trán. Viêm xoang có 4 loại: xoang trán, xoang sàng, xoang bướm, và xoang hàm trên. Tất cả các xoang này được lót bởi niêm mạc (mô mềm). Viêm xoang là tình trạng niêm mạc xoang cạnh mũi bị viêm, gây tình trạng tích tụ chất lỏng hoặc chất nhầy bên trong. Đây được xem môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn, từ đó tiến triển thành nhiễm trùng.
Những triệu chứng của bệnh viêm xoang
Với những trường hợp bệnh nặng, sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình sau:
Đau nhức
Tùy thuộc vào mức độ, vị trí xoang bị viêm thì cảm giác đau nhức cũng sẽ khác nhau. Nếu viêm xoang hàm thì sẽ gây đau nhức vùng má, viêm xoang sàng trước thì người bệnh thấy đau nhức vùng giữa 2 mắt, viêm xoang bướm gây đau nhức vùng gáy, đau sâu trong mũi.
Chảy dịch
Chảy dịch nhày mũi là hiện tượng mà hầu hết ai bị viêm xoang cũng gặp phải. Dịch nhày có thể chảy xuống họng hoặc chảy ra mũi trước. Chảy dịch mũi khiến người bệnh thường xuyên phải khụt khịt và khó chịu ở cổ họng, khạc nhổ liên tục. Tùy vào mức độ bệnh, dịch mũi có thể có màu trắng đục, vàng nhạt, hay màu xanh và có mùi hôi khó chịu.
Nghẹt mũi
Nghẹt mũi có thể là biểu hiện của bệnh cảm cúm thông thường nhưng ai bị viêm xoang dường như cũng phải đối mặt với tình trạng này. Người bệnh có thể bị nghẹt 1 hay 2 bên mũi rất khó chịu và mệt mỏi.
Điếc mũi
Viêm xoang nếu không được điều trị sớm thì bệnh sẽ ngày càng nặng, gây phù nề nhiều và bệnh nhân có thể không phân biệt được mùi do thần kinh khứu giác bị ảnh hưởng.
Ngoài 4 triệu chứng phổ biến trên, người bị bệnh còn có thể thấy xuất hiện một số triệu chứng như sốt, đau xung quanh mắt, đau nhức khi hắt hơi, chán ăn, mệt mỏi…
Nguyên nhân gây ra viêm xoang
Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh bao gồm:
Virus
Thông thường các bệnh nhiễm trùng xoang đều bắt đầu từ những triệu chứng cảm lạnh. Nguyên nhân do virus, làm sung huyết các mô mũi, chặn bít các lỗ thông thường dẫn lưu xoang.
Nếu xuất phát từ nguyên nhân này, mọi loại thuốc đều không có tác dụng, triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện sau khoảng một tuần. Thuốc nhỏ thông mũi có thể được sử dụng nhưng không sử dụng quá 5 ngày để tránh rơi vào tình trạng lệ thuộc.
Biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa xoang bị viêm do virus cũng tương tự như cảm lạnh và cảm cúm, đó là tiêm phòng vắc xin cúm hằng năm.
Dị ứng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người bị viêm xoang do dị ứng có xu hướng bị nặng hơn so với bệnh nhân mắc bệnh do yếu tố khác. Do đó, nếu cơ địa dễ bị mẫn cảm với phấn hoa, lông vật nuôi, nấm mốc, nước hoa… hãy tránh xa những thứ này.
Polyp
Polyp mũi là những u nhỏ lành tính phát triển từ các mô mũi hoặc xoang, khiến các hốc xoang bị tắc nghẽn, ngăn cản dịch mũi chảy ra và gây nhiễm trùng xoang. Những u nhỏ này cũng có thể hạn chế đường dẫn khí, gây đau đầu, giảm độ nhạy của khứu giác.
Thuốc xịt mũi steroid thường được dùng trong điều trị viêm xoang do polyp. Nếu điều trị không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.
Ô nhiễm không khí
Không khí ô nhiễm góp phần gây kích ứng mũi, gây viêm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tình trạng càng nặng nề hơn nếu người bệnh đang bị dị ứng hoặc hen suyễn.
Tần suất đi máy bay dày đặc
Càng lên cao, áp suất không khí càng giảm. Điều này sẽ gây áp lực tích tụ trong đầu, chặn đường dẫn khí và khiến các triệu chứng viêm xoang trở nặng. Để khắc phục, bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mũi hoặc ống hít trước khi máy bay cất/ hạ cánh, giữ vùng xoang luôn sạch sẽ.
Nấm
Nhiễm trùng xoang thường gặp ở người có hệ miễn dịch yếu nhưng người khỏe mạnh cũng không nằm ngoài nguy cơ.
Lạm dụng thuốc xịt mũi
Thuốc xịt mũi giúp làm sạch khoang mũi, giảm nghẹt mũi, nhưng cũng làm tắc nghẽn các mạch máu trong mũi. Vì thế, lạm dụng thuốc xịt mũi có thể khiến các triệu chứng nặng nề hơn, đặc biệt khi không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Hút thuốc lá
Khói thuốc lá cũng có khả năng kích ứng mũi và gây viêm, dẫn tới nhiễm trùng xoang. Lý do gây viêm là do hệ thống làm sạch xoang tự nhiên của mũi đã bị tổn thương do khói thuốc.
Bất thường bẩm sinh vùng mũi
Những bất thường ở mũi do bẩm sinh (như đường dẫn lưu hẹp, khe hở vòm miệng, lệch vách ngăn mũi…) càng thúc đẩy nguy cơ nhiễm trùng xoang. Giải pháp phẫu thuật sớm sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng viêm xoang.
Bơi/lặn hồ bơi quá lâu
Nếu rơi vào tình trạng dễ bị nhiễm trùng xoang, bạn không nên bơi, lặn quá lâu trong hồ bơi. Chất clo có trong hồ bơi sẽ gây kích ứng niêm mạc mũi, gây viêm mô, hình thành bệnh viêm xoang.

Ngoài những dấu hiệu trên, bệnh nhân bị viêm xoang còn gặp phải các triệu chứng như:
- Sốt.
- Đau tai.
- Đau răng.
- Sưng vùng mặt.
- Hôi miệng.
- Mệt mỏi.
Phân loại viêm xoang
Phân loại bệnh dựa trên bệnh học có lợi trong xử trí bệnh nhân. Có lợi khi xác định một xoang hay nhiều xoang bị ảnh hưởng và thời gian bệnh.
Viêm xoang mưng mủ cấp: là quá trình nhiễm trùng ở xoang kéo dài từ 1 ngày đến 4 tuần.
- Các triệu chứng khởi phát đột ngột.
- Thời gian nhiễm trùng có giới hạn.
- Tự khỏi hoặc khỏi do điều trị.
- Các giai đoạn bệnh có thể tái phát nhưng giữa các giai đoạn niêm mạc bình thường.
- <4 lần mỗi năm.
Viêm xoang mưng mủ bán cấp: là nhiễm trùng xoang kéo dài từ 4 tuần đến 3 tháng(12 tuần). Trong viêm xoang bán cấp, quá trình viêm thường còn có thể phục hồi. Chỉ định điều trị nội khoa, phẫu thuật hiếm khi cần thiết trong giai đoạn bán cấp.
Viêm xoang cấp tái phát: Bệnh nhân có hơn 1 lần bệnh/năm với sự phục hồi hoàn toàn giữa các cơn tối đa 4 cơn/năm.
Viêm xoang mưng mủ mạn: là do viêm xoang cấp được xử trí không thích hợp hoặc điều trị không đầy đủ. Quá trình này không thể phục hồi, hậu quả của nó là, điều trị nội khoa hiếm khi có lợi trong việc phục hồi quá trình viêm sau khi đã đi vào giai đoạn mạn sau 3 tháng. Điều trị ngoại khoa được chỉ định đối với viêm xoang mưng mủ mạn. Giải quyết thông khí và dẫn lưu xoang là để giải quyết các triệu chứng của viêm xoang mạn.
Đợt cấp của viêm mũi xoang mạn:
- Đợt viêm cấp kéo dài <4 tuẩn với các triệu chứng xấu hơn và xuất hiện các triệu chứng xấu hơn và xuất hiện các triệu chứng mới.
- Các triệu chứng cấp mất đi sẽ để lại tình trạng viêm mạn làm nền.
Những đối tượng dễ bị viêm xoang
- Người có bất thường về cơ thể học như: vẹo vách ngăn mũi, phì đại cuốn mũi.
- Phụ nữ trong thời gian mang thai.
- Người làm việc thường xuyên với nhiều trẻ em.
- Người hút thuốc lá.
- Những ai có các tình trạng sau đây thì dễ bị hẹp hoặc tắc mũi, do đó nguy cơ bị viêm xoang sẽ cao hơn người bình thường rất nhiều.
Đường lây truyền bệnh
Có thể tiếp xúc qua đường hô hấp nhiễm phải các nguyên nhân gây bệnh như đã kể ở trên.
Cách điều trị bệnh viêm xoang
Dùng thuốc điều trị
Thuốc điều trị viêm xoang bao gồm thuốc giảm đau và kháng sinh:
- Thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen) giúp giảm các triệu chứng khó chịu do xoang gây ra như đau đầu, áp lực ở má, trán.
- Thuốc kháng sinh: Nếu các triệu chứng đau đầu, ho, nghẹt mũi… kéo dài vài tuần, bạn có thể được chỉ định dùng kháng sinh. Liều dùng có thể kéo dài 3-14 ngày, tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể được tiến hành nếu tất cả các giải pháp trên không phát huy hiệu quả. Thủ thuật phẫu thuật có thể làm sạch xoang, loại bỏ poly hoặc điều chỉnh vách ngăn bị lệch.
Các mẹo dân gian chữa viêm xoang
Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, chưa có quá nhiều triệu chứng, biến chứng nguy hiểm thì bạn có thể áp dụng những mẹo tại nhà để chữa trị bệnh.
- Cây giao: Cây giao có thể chữa trị bệnh, viêm xoang sàng sau khá hiệu quả bởi nó chứa nhiều hoạt chất giúp giảm đau, ức chế vi khuẩn và làm thông thoáng khoang xoang. Bạn có thể dùng 15-20 đốt cây giao đun trong ấm nước sôi, sau đó lấy tờ bìa cuộn thành phễu, đặt đầu nhỏ vào bên mũi cần xông hơi và tiến hành cho đến khi dịch ở trong xoang thoát ra ngoài.
- Rau diếp cá: Rau diếp cá được nhiều người dùng trong bữa ăn hàng ngày và nó cũng được sử dụng để chữa viêm xoang sàng sau nhờ khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giải nhiệt khá tốt. Mỗi ngày bạn lấy một nắm lá diếp rửa sạch, giã nát rồi lấy phần nước cốt, nhỏ 1 – 2 giọt vào mũi để thấy triệu chứng bệnh cải thiện.
- Lá lốt: Lá lốt được biết đến với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn khá tốt và được dùng nhiều để chữa bệnh. Người bệnh dùng 2 – 3 cây lá lốt rửa sạch rồi vò dập nát, sau đó đắp vào bên trong mũi. Mỗi ngày dùng 2 lần bạn sẽ thấy triệu chứng bệnh giảm nhanh chóng.

Những thói quen sinh hoạt dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh viêm xoang
- Uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy trong mũi.
- Không uống rượu hoặc các chất có cồn.
- Không hút thuốc lá.
- Sử dụng gạc ấm để lên vùng xoang 4 lần một ngày, trong vòng từ 1 đến 2 giờ.
- Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
- Không sử dụng các loại thuốc xịt mũi không được chỉ định. Những thuốc này có thể chứa chất không phù hợp với bạn và làm bệnh xấu đi.
- Kê cao đầu vừa phải khi ngủ sẽ hạn chế tình trạng nghẹt mũi.
Xoang có chức năng rất quan trọng trong cơ thể, cho nên không được chủ quan trước những dấu hiệu liên quan đến bệnh. Khi bị đau nhức, mũi tiết ra dịch nhầy bất thường hoặc không cảm nhận được mùi, tức là xoang có vấn đề phải tuân thủ quy trình và thời gian chữa trị một cách nghiêm ngặt để có hiệu quả tốt nhất. Cần chú ý và thay đổi thói quen sinh hoạt để cơ thể luôn được khỏe mạnh nhé!
Leave a reply