Viêm xương là một bệnh lý hết sức nguy hiểm, có thể gây biến dạng xương, tàn phế nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, chủ động tìm hiểu về bệnh viêm xương, điều trị bệnh sớm khi có dấu hiệu mắc mắc bệnh là hết sức cần thiết.
Viêm xương là bệnh gì?
Bệnh viêm xương là một thuật ngữ chung chỉ tình trạng viêm ở xương. Viêm xương làm cho xương dày hơn hoặc sưng lên, dẫn đến biến dạng xương, chẳng hạn như xương bị cong. Khi xương bắt đầu thay đổi hình dạng, nó có thể gây đau bằng sự thay đổi vị trí chịu lực hoặc tăng áp lực đối với các cấu trúc bên trong của cơ thể.
Bệnh viêm xương có thể chia thành 3 loại:
- Viêm màng xương là khi vi khuẩn chỉ gây viêm ở màng xương mà chưa đi sâu vào tủy xương.
- Viêm tủy xương hay còn gọi là nhiễm trùng tủy xương.
- Viêm xương khớp hay còn gọi là thoái hóa xương khớp, thường gặp ở người lớn tuổi.
Nguyên nhân bệnh viêm xương
- Chấn thương: Là nguyên nhân chủ yếu, vi khuẩn đi từ bên ngoài qua vết thương vào đến xương gây ra tình trạng viêm. Các vi khuẩn thường gặp: Tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn gram âm,…
- Do ổ viêm ở gần đó lan vào (sâu răng hay viêm màng xương hàm, viêm tủy xương lan ra màng xương).
- Đường máu: Viêm đi theo đường máu vi khuẩn có thể từ một ổ nhiễm khuẩn nào dó trong cơ thể như viêm bể thận, lao, viêm màng xương trong bệnh thương hàn.
- Một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm xương bao gồm: Loạn sản sợi đa xương; Loạn sản sợi đơn xương Jaffe-Lichtenstein; Hội chứng SAPHO; Bệnh Paget xương; Viêm xương xơ nang; Viêm xương lắng đọng.
- Nguyên nhân gây viêm xương khớp chủ yếu do thoái hóa gặp ở người cao tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm xương
- Có tiền sử chấn thương ở xương.
- Người lao động thường xuyên bưng bê, mang vác vật nặng.
- Vận động viên thể thao marathon, bóng đá.
- Người béo phì.
- Phụ nữ lớn tuổi, sau mãn kinh.
- Người có hệ miễn dịch suy yếu do mắc bệnh mãn tính, lọc máu, suy dinh dưỡng.
- Người mắc các bệnh lý viêm nhiễm.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm xương
Một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm xương là:
- Đau và tê ngày càng tăng.
- Đau ở một hoặc cả hai bên.
- Cơn đau nghiêm trọng hơn khi tập thể dục hoặc gập bụng, chạy và đá banh.
- Đau khi chạm vào xương.
- Đau khi di chuyển.
- Đau ở mặt trước của hông và vùng bụng dưới.
- Đi khập khiễng.
Ngoài ra, bệnh viêm xương còn có thể gây sưng xương khớp, cứng khớp và các triệu chứng điển hình của viêm khác như nóng, sốt.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm xương
- Chết xương (hoại tử xương): Nhiễm trùng trong xương gây cản trở lưu thông máu trong xương, dẫn đến xương chết. Những khu vực xương đã chết cần được phẫu thuật cắt bỏ để kháng sinh phát huy tác dụng.
- Viêm khớp nhiễm trùng: Đôi khi, nhiễm trùng trong xương có thể lan sang khớp gần đó.
- Suy giảm khả năng tăng trưởng: Sự phát triển bình thường của xương hoặc khớp ở trẻ em có thể bị ảnh hưởng nếu viêm tủy xương xảy ra ở những vùng mềm hơn, được gọi là mảng tăng trưởng, ở một trong hai đầu của xương dài của cánh tay và chân.
- Ung thư da: Nếu tình trạng viêm tủy xương dẫn đến loét hở chảy mủ, thì vùng da xung quanh có nguy cơ cao bị ung thư tế bào vảy.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm xương
Chẩn đoán viêm xương dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Chẩn đoán hình ảnh có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán viêm xương. Bao gồm: Xquang, siêu âm chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ khi cần thiết.
- Xquang: Hình ảnh của viêm xương khớp như hình ảnh gai xương, mất chất vôi đầu xương, hẹp khe khớp,… các hình ảnh biến dạng xương,…
- Siêu âm: Đối với chụp siêu âm, sự dày lên của các xoang khớp kèm theo sự hình thành nang cũng như thay đổi thứ cấp của các cơ khép gần kề chính là dấu hiệu cho thấy viêm xương.
- Chụp cắt lớp vi tính: Cho thấy hình ảnh viêm xương, biến dạng xương,…
- Chụp cộng hưởng từ kết hợp với ưu điểm chẩn đoán của chụp cắt lớp vi tính và siêu âm cũng cho thấy phù tủy xương và có ưu điểm là không sử dụng bức xạ (như tia X và tia chụp cắt lớp). Như vậy, MRI là phương thức thích hợp để đánh giá, chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị

Phương pháp điều trị bệnh
Việc điều trị bệnh viêm xương tập trung vào việc ngăn chặn bệnh diễn tiến thành mạn tính. Bệnh viêm xương không dễ dàng điều trị và thường kéo dài từ sáu tháng đến hai năm. Một số phương pháp điều trị bao gồm:
- Nghỉ ngơi: Giúp giảm áp lực lên xương. Nghỉ ngơi sẽ giúp tránh gây thêm hư hại hoặc làm nặng thêm tình trạng viêm xương. Thời gian nghỉ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thời gian phục hồi cho giai đoạn bán cấp có thể từ ba ngày đến ba tuần và giai đoạn mạn tính có thể từ ba tuần đến hai năm. Tránh các hoạt động nặng, gánh sức,…
- Trị liệu bằng nước đá: Có thể dùng nước đá vào vùng bị ảnh hưởng trong khoảng 10 đến 15 phút mỗi hai đến ba giờ trong ngày.
- Nhiệt trị liệu: Thường được thực hiện trong giai đoạn bán cấp, bạn có thể tắm nước nóng từ ba ngày đến ba tuần tùy thuộc vào nhu cầu.
- Thuốc: Các thuốc giảm đau như paracetamol hay chống viêm không steroid như: Ibuprofen, diclofenac, aspirin, naproxen có thể giúp giảm đau và khó chịu. Cân nhắc tiêm steroid trong trường hợp đau nhiều,…
- Nâng cao thể trạng.
Dinh dưỡng khoa học
Một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng hóa việc thu nạp vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ góp phần giúp hệ xương khớp toàn thân chắc khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý xương khớp và những khó chịu do viêm xương gây ra khi chẳng may mắc bệnh.
Để phòng ngừa viêm xương nói riêng, phòng ngừa bệnh xương khớp nói chung, bạn có thể tham khảo đưa những thực phẩm dưới đây vào bữa ăn thường nhật:
- Trái cây, rau xanh chứa nhiều chất khoáng và vitamin như: cam, bưởi, dưa, đu đủ, chanh, dâu tây, cải bina, bông cải xanh, cải mầm, cải xoăn,… đều là những thực phẩm tốt người bệnh đau nhức xương khớp.
- Thực phẩm chứa axit béo Omega-3 như cá hồi, cá thu, cá ngừ quả óc chó… có tác dụng ngăn cản phản ứng viêm quá mức của hệ miễn dịch, từ đó làm giảm các triệu chứng đau nhức do viêm xương khớp gây ra.
- Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, lúa mì, lúa mạch,… ngoài cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất, còn chứa nhiều carbohydrate phức có thể mang lại nguồn năng lượng tốt cho người bệnh.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa chứa nhiều canxi có thể giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương và hạn chế quá trình viêm. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo nên sử dụng 2 – 3 ly sữa mỗi ngày để nâng cao sức khỏe cho xương khớp.
- Trà xanh có chứa hợp chất chống oxy hóa và có khả năng kháng viêm nên rất tốt với người bị bệnh xương khớp.
Ngoài bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe xương khớp bạn cũng cần lưu ý hạn chế thực phẩm chứa nhiều photpho, thịt đỏ, đường và thực phẩm chứa đường, carbohydrate tinh chế, thực phẩm chứa chất béo bão hòa… Bởi chúng không chỉ không tốt cho sức khỏe tổng thể, mà còn kích thích tình trạng viêm, khiến tình trạng đau nhức ở xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
Leave a reply