Bệnh viễn thị là một trong những bệnh lý về thị giác khá phổ biến hiện nay. Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể mắc viễn thị. Bệnh gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người mắc và có triệu chứng khá giống bệnh lão thị ở người cao tuổi.
Viễn thị là gì?
Tật viễn thị là tình trạng khi mắt bạn không thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng lại có thể nhìn rõ các vật thể ở xa. Viễn thị có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn. Trong một số trường hợp viễn thị nghiêm trọng, người bệnh chỉ có thể nhìn những thứ ở khoảng cách rất xa. Viễn thị có thể di truyền trong gia đình. Triệu chứng của tật này khá giống với tật lão thị ở người già.
Nguyên nhân gây viễn thị ở mắt
Nguyên nhân gây ra viễn thị có thể do:
- Do di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò khá quan trọng, do đó nếu cha mẹ của bạn bị viễn thị thì nguy cơ cao bạn cũng bị viễn thị.
- Do bẩm sinh: Bẩm sinh có cầu mắt ngắn hoặc giác mạc không đủ cong.
- Lão hóa: Quá trình lão hóa làm thể thủy tinh mất đi tính đàn hồi, không còn phồng được.
- Stress tinh thần: kéo dài hoặc tổn thương tinh thần, thần kinh.
- Chấn thương mắt: Do va chạm mạnh khiến mắt bị tổn thương dẫn đến tổn hại đến võng mạc và bị tật ở mắt.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viễn thị
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viễn thị, bao gồm:
- Tuổi tác: Thủy tinh thể của người cao tuổi bị lão hóa, giảm độ đàn hồi, không phồng lên được.
- Người đang mắc các bệnh mạn tính (đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch…) hoặc các bệnh về mắt khác (khối u ở mắt, bệnh lý võng mạc).

Những dấu hiệu và triệu chứng của viễn thị
Khi bị viễn thị, bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:
- Nhìn mờ những thứ ở gần.
- Cần phải nheo mắt, điều tiết mắt nhiều để nhìn rõ.
- Mỏi mắt, rát mắt, đau nhức mắt hoặc xung quanh mắt.
- Mắt bị khó chịu hoặc đau đầu khi đọc, viết, nhìn màn hình máy tính trong 1 thời gian hoặc khi tập trung nhìn vào vật ở gần.
- Mắt dễ bị nhạy cảm với ánh sáng mạnh.
Biến chứng của viễn thị
Viễn thị nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng như:
- Giảm chất lượng cuộc sống: Tầm nhìn hạn chế gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt và làm việc.
- Trẻ bị viễn thị: Ảnh hưởng nhiều đến các vấn đề học tập, trẻ thường xuyên phải nheo mắt để tập trung dẫn đến mỏi mắt và nhức đầu.
- Gây nguy hiểm và có thể gây tai nạn khi người viễn thị lái xe hoặc vận hành thiết bị nặng.
Chuẩn đoán và điều trị viễn thị
Chuẩn đoán
Một số thủ tục chẩn đoán viễn thị được thực hiện như sau:
- Thuốc nhỏ mắt: Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc nhỏ mắt đặc biệt để làm giãn kích thước đồng tử, nhằm mục đích kiểm tra võng mạc.
- Máy đo độ cận: Dụng cụ này dùng để đo tật khúc xạ hoặc mức độ nghiêm trọng của các vấn đề ở mắt.
- Kính hiển thị võng mạc: Bác sĩ sẽ chiếu một ánh sáng đặc biệt vào mắt bạn để xem nó phản chiếu ra sao khỏi võng mạc. Bước này giúp xác định bạn bị viễn thị hay cận thị . Phương pháp chẩn đoán này thường được thực hiện với trẻ em.
Điều trị viễn thị
Với người lớn có thể mang kính hoặc phẫu thuật để trị viễn thị
- Kính: có thể mang kính gọng, contact lens hoặc chỉnh hình giác mạc bằng Ortho K.
- Phẫu thuật có thể không an toàn như đeo kính vì có khả năng mang đến số biến chứng: nhiễm trùng, khô mắt, tầm nhìn bị điều chỉnh quá mức, nhìn thấy quầng sáng xung quanh đèn, hoặc có thể bị mù. Phẫu thuật có thể là phẫu thuật giác mạc hoặc thủy tinh thể tùy từng trường hợp cụ thể.

Phương pháp phòng ngừa viễn thị
Mặc dù không thể ngăn chặn viễn thị, có thể giúp bảo vệ đôi mắt và tầm nhìn. Nhưng có những phương giáp giảm thiểu tật viễn thị:
- Kiểm tra mắt: Bất kể như nhìn thấy thế nào, kiểm tra thường xuyên.
- Kiểm soát sức khỏe: Chẳng hạn như bệnh tiểu đường và huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn nếu không nhận được điều trị thích hợp.
- Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời: Đeo kính mát chặn tia cực tím (UV) bức xạ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn dành nhiều giờ dưới ánh mặt trời hoặc đang dùng thuốc theo toa làm tăng độ nhạy cảm với tia cực tím.
- Ăn thực phẩm lành mạnh: Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh có chứa nhiều trái cây và rau quả. Tăng cường các loại hoa quả tươi và rau củ; chẳng hạn như cà rốt, khoai lang và dưa đỏ, có chứa vitamin A và Beta Carotene.
- Không hút thuốc: Cũng như hút thuốc là không tốt cho phần còn lại của cơ thể, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bất lợi mắt.
- Sử dụng kính đúng: Các kính đúng sẽ tối ưu hóa tầm nhìn.
- Sử dụng ánh sáng tốt: Chuyển đèn có thể cải thiện độ tương phản và giúp nhìn rõ hơn.
Mắt bị viễn thị là một trong những tật khúc xạ làm suy giảm thị lực của người bệnh, do đó phát hiện sớm để tìm cách khắc phục viễn thị là việc làm sớm và cần thiết. Điều chỉnh độ khúc xạ, từ đó giúp người bệnh có khả năng nhìn tốt hơn. Đồng thời chăm sóc và bảo vệ đôi mắt khỏi các tác nhân nguy hiểm khiến trình trạng mắt trở nên trầm trọng hơn ảnh hưởng tới khả năng nhìn của người bệnh.