Túi ối là môi trường để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, giúp thai nhi hấp thụ các chất dinh dưỡng và bảo vệ khỏi các tác động từ bên ngoài. Nếu vì một nguyên nhân nào đó khiến túi ối bị vỡ trước khi thai nhi được 37 tuần, thì hiện tượng này được gọi là vỡ ối non.
Vỡ ối non là gì?
Vỡ ối non là một biến chứng thai kỳ. Khi gặp phải tình trạng này, túi ối bao quanh em bé sẽ bị vỡ trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Một khi túi ối vỡ ra, mẹ bầu có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và tăng nguy cơ sinh non.
Vỡ ối non xảy ra trong khoảng 8 – 10% tất cả trường hợp mang thai và là nguyên nhân của 1/4 trong tổng số các ca sinh non.
Nguyên nhân gây vỡ ối non
Nguyên nhân của hiện tượng vỡ ối non có thể là do các yếu tố cản trở sự điều chỉnh của ngôi thai bao gồm:
- Ngôi thai bất thường: ngôi ngang, ngôi mông, ngôi đầu cao.
- Khung chậu hẹp.
- Nhau tiền đạo.
- Đa thai. Đa ối.
- Nguyên nhân của hiện tượng này còn do hở eo tử cung, viêm màng ối ( thường do nhiễm trùng âm hộ, âm đạo).
Khi ối vỡ sẽ kích thích chuyển dạ để đưa bé ra ngoài. Nếu vì thai nhi chưa đủ tuần tuổi, không có sự chuyển dạ xảy ra có thể dẫn đến nhiễm trùng ối, gây nhiễm trùng bào thai.
Nếu vỡ ối, thì em bé sẽ không thể sống được. Vì như đã nêu trên, túi ối là môi trường nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi khỏi các tác động từ bên ngoài.
Nguy cơ vỡ ối non
Một số yếu tố nâng cao nguy cơ bị vỡ ối ở mẹ bầu gồm:
- Chảy máu âm đạo trong thai kỳ.
- Viêm nhiễm đường sinh dục.
- Từng sinh non trong lần mang thai trước.
- Hút thuốc trong thời gian mang thai…

Dấu hiệu nhận biết vỡ ối non
Khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo dưới đây, sản phụ cần nghĩ ngay đến vỡ ối và đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời:
- Bị rỉ nước từ âm đạo: Thông thường nước ối có thể rỉ một ít, nhưng cũng có trường hợp rỉ ối ồ ạt. Hiện tượng rỉ ối cũng khác với són tiểu, nước ối chảy chậm hơn, không màu và không mùi, nồng độ pH khác xa với nước tiểu nên có thể kiểm chứng ngay bằng giấy quỳ.
- Rỉ ối kèm xuất huyết: Khi gặp tình trạng nước ối chảy ồ ạt kèm xuất huyết, sản phụ cần đến ngay cơ sở y tế có can thiệp sản khoa để được can thiệp kịp thời.
- Rỉ ối có màu hoặc có mùi bất thường: Trong trường hợp nước ối chảy ra có mùi và có màu lạ như màu vàng, màu xanh… sản phụ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xác định chính xác bởi đây có thể là dấu hiệu của nước ối bị nhiễm trùng hoặc có lẫn phân su.
Vỡ ối non có nguy hiểm không
Nếu hiện tượng ối vỡ non kéo dài có thể:
Nhiễm trùng ối
Là nhiễm trùng của nưới ối, màng ối. Tỉ lệ nhiễm trùng ối càng cao khi thời gian ối vỡ càng kéo dài. Nhiễm trùng ối sẽ dẫn đến nhiễm trùng hậu sản (sau sanh) ở nhiều mức độ. Trường hợp nặng thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết.
Biến chứng sa dây rốn
Khi ối vỡ có thể kèm theo sa dây rốn.
Nhau bong non
Tình trạng này có thể xảy ra khi nhau thai ra khỏi tử cung sớm. Nhau bong non có thể gây chảy máu nhiều và có thể nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Phương pháp chẩn đoán mẹ bầu bị vỡ ối non
Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ thích hợp để nhìn vào bên trong âm đạo cũng như tìm kiếm dịch rỉ từ cổ tử cung. Ngoài ra, những xét nghiệm cần thiết khác có thể bao gồm:
- Kiểm tra độ cân bằng pH: Mức độ cân bằng pH của nước ối khác với dịch âm đạo và nước tiểu. Bác sĩ sẽ dùng giấy quỳ (1 loại giấy nhận dạng độ pH) để kiểm tra về vấn đề này.
- Nhìn vào kính hiển vi: Khi nước ối khô, nó có hoa văn giống cây dương xỉ.
Bạn cũng có thể được đề nghị siêu âm để kiểm tra mức nước ối bao quanh em bé.
Xử trí vỡ ối non
Nếu thai dưới 26 tuần
không có chỉ định dưỡng thai, thường bạn sẽ được tham vấn lấy thai ra vì khả năng bị nhiễm trùng, dị tật xương khớp và phổi cao.
Với thai từ 22 – 31 tuần:
Giai đoạn này sẽ cần cố gắng dưỡng thai, ngoài ra cần:
- Tiêm steroid để giúp phổi em bé phát triển.
- Sử dụng kháng sinh phổ rộng ngăn ngừa nhiễm trùng cho cả mẹ và thai.
- Sử dụng thuốc giảm gò tử cung.
Thai nhi 26 – 34 tuần
Cố gắng dưỡng thai, hỗ trợ phổi, kháng sinh, nếu có dấu hiệu sốt hoặc xét nghiệm nghi ngờ nhiễm trùng thì phải lấy thai ra, khả năng thai không sống được do quá non tháng.
Thai nhi từ tuần 34-36
Các bác sĩ sẽ tiến hành xác định tình trạng sức khỏe của thai nhi tại thời điểm tiếp nhận.
Hầu hết thai phụ sẽ chuyển dạ tự nhiên trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối. Có thể là chờ chuyển dạ tự nhiên hoặc khởi phát chuyển dạ tùy tình trạng ối, thai và nhiễm khuẩn. Nếu có đủ bằng chứng trưởng thành phổi thì chấm dứt thai kỳ ngay.
Tuổi thai trên 37 tuần
Thai trên 37 tuần bị vỡ ối, từ 12 – 24 giờ sau vỡ ối nhằm hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi. Tiến hành khởi phát chuyển dạ ngay sau 12 giờ hoặc sớm hơn nếu thuận lợi.

Phòng tránh ối vỡ non
Ngăn ngừa tình trạng ối vỡ non là biện pháp tốt nhất giảm thiểu biến chứng nguy hiểm đe dọa sản phụ và thai nhi. Sản phụ có thể phòng ngừa bằng cách:
- Kiểm soát và điều trị hiệu quả các bệnh lý nhiễm trùng đường sinh dục dưới trong quá trình mang thai.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết; có chế độ nghỉ ngơi hợp lý; lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá…
- Tham khảo và chọn lựa cơ sở y tế có đơn vị sản khoa và đơn vị sơ sinh mạnh để đảm bảo sản phụ và trẻ sinh ra được chăm sóc tốt nhất.
- Không tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Vỡ ối sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và trẻ, đặc biệt khi tuổi thai còn nhỏ, phổi thai chưa phát triển hoàn toàn. Vì thế cần phòng ngừa và phát hiện sớm vỡ ối sớm bằng việc khám thai, siêu âm định kỳ.
Vỡ ối non là một trong những vấn đề hay gặp, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và trẻ. Điều quan trọng rằng mẹ đừng hoảng sợ quá nhiều. Khi mẹ phát hiện có ối vỡ, cần đến cơ sở sản phụ khoa ngay lập tức để đánh giá và kiểm tra. Tùy vào thời điểm tuổi thai sẽ có những hướng xử trí khác nhau. Nếu thai còn quá nhỏ, và cần dưỡng thai. Mẹ cần phòng ngừa và phát hiện sớm vỡ ối sớm bằng việc khám thai, siêu âm định kỳ. để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi