Hiện tượng không rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt xảy ra khá phổ biến ở các bé gái vị thành niên, phụ nữ tiền mãn kinh hay những người có bệnh lý. Nguyên nhân có thể là do bất thường về nội tiết, buồng trứng hay do tổn thương thực thể tại vùng hạ đồi-tuyến yên.
Hiện tượng không rụng trứng
Trứng không rụng liên quan đến sự suy giảm hormone trong cơ thể phụ nữ. Mức độ hormone phải được tăng, giảm vào những thời điểm nhất định để đạt được sự rụng trứng. Khi buồng trứng phóng noãn, trứng sẽ rụng và đợi tinh trùng gặp trứng để chuẩn bị cho quá trình mang thai.
Một vòng kinh không có sự rụng trứng còn được gọi là một vòng kinh không phóng noãn (anovulatory cycle). Ở chu kỳ kinh này, buồng trứng không có nang noãn chín nên gây ra hiện tượng không rụng trứng (anovulation). Điều này có thể làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ở giai đoạn sinh đẻ và gây vô sinh bởi trứng không rụng thì phụ nữ không thể mang thai.
Nguyên nhân chính khiến trứng không rụng
Để xác định nguyên nhân khiến trứng không thể rụng thì các chị em cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để có được kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên có một số nguyên nhân cơ bản có thể dẫn đến tình trạng này như:
- Do rối loạn hoạt động của buồng trứng: vùng dưới đồi – tuyến yên không đủ hormon để kích thích,…
- Do một số bệnh lý hoặc tổn thương tại vùng dưới đồi – tuyến yên.
- Do bất thường ở buồng trứng, đặc biệt là bệnh buồng trứng đa nang.
- Do ảnh hưởng của một số loại thuốc tránh thai có thể gây ức chế hiện tượng phóng noãn hay mất kinh.
- Những thói quen ăn uống, sinh hoạt, trạng thái căng thẳng,…

Dấu hiệu nhận biết vòng kinh không rụng trứng
Kinh nguyệt không đều: Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn thường kéo dài trên 35 hoặc rút ngắn ít hơn 21 ngày và không thể dự đoán trước thì tình trạng này được xem là kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên trễ kinh trên 2 tuần thì đây cũng có thể là dấu hiệu không rụng trứng cần lưu ý.
Vô kinh: Mất kinh một hoặc nhiều chu kỳ thường là dấu hiệu không rụng trứng điển hình mà chị em cần lưu ý.
Thân nhiệt không thay đổi: Quá trình rụng trứng có thể khiến thân nhiệt của bạn tăng nhẹ. Bạn có thể theo dõi vấn đề này qua biểu đồ nhiệt độ cơ thể. Nếu thân nhiệt không thay đổi trong suốt một chu kỳ thì đây có thể là dấu hiệu không rụng trứng.
Không tiết dịch âm đạo: Trước và trong quá trình rụng trứng, âm đạo thường tiết dịch trông giống như lòng trắng trứng. Vì vậy, nếu sắp đến ngày “đèn đỏ” mà bạn không thấy xuất hiện chất nhầy thì đó có thể là dấu hiệu không rụng trứng.
Trứng không rụng có nguy hiểm không?
Trước tiên có thể khẳng định việc một người phụ nữ thường xuyên có vòng kinh không phóng noãn sẽ có nguy cơ cao bị vô sinh. Do quá trình thụ thai chỉ có thể xảy ra khi trứng và tinh trùng gặp gỡ để bắt đầu thụ tinh và tạo thành hợp tử, sau đó phát triển thành phôi thai. Vậy nên nếu không rụng trứng thì việc thụ thai hoàn toàn không thể xảy ra.
Tình trạng này cứ kéo dài thì khả năng sinh sản của phụ nữ sẽ trở nên khó khăn và lúc đó buộc phải có sự can thiệp của các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

Khắc phục tình trạng vòng kinh không rụng trứng
Việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống chính là cách giúp bạn điều hòa lại quá trình rụng trứng.
- Cố gắng xây dựng và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh như bổ sung thực phẩm giàu folate, tránh ăn món nhiều đường hoặc dầu mỡ.
- Thay đổi thói quen có hại cho sức khỏe nếu có, chẳng hạn như tập cai thuốc lá và rượu bia vì đây là những tác nhân ảnh hưởng xấu đến quá trình rụng trứng.
- Thường xuyên tập thể dục và ăn uống lành mạnh, bạn vừa duy trì được cân nặng hợp lý vừa tăng cường sức khỏe hiệu quả hơn.
- Ngủ đủ giấc và cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng góp phần hạn chế tình trạng không rụng trứng ở phụ nữ.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh strees căng thẳng…
Vòng kinh không rụng trứng ảnh hưởng tới việc sinh sản. Do đó, các cặp vợ chồng có thể tới bệnh viện để được khám và điều trị trong thời gian sớm nhất. Việc chữa trị sớm luôn được đánh giá mang đến kết quả tốt. Trang bị cho mình đầy đủ kiến thức là rất cần thiết để hướng tới một sức bền vững. Song, viêc cung cấp đầy đủ dưỡng chất và lối sống khoa học giúp ban ngăn ngừa các nguy cơ gây hại tới sức khỏe của bản thân và gia đình bạn nhé!
Leave a reply